2 lượt xem
Theo quan niệm từ xa xưa. Bếp là nơi giữ lửa, giữ sự ấm cúng, sum vầy cho mọi gia đình. Bếp còn là nơi cung cấp những bữa ăn, nơi đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình. Theo khoa học phong thuỷ, bếp là một trong ba không gian quan trọng của ngôi nhà, được ví như dạ dày trong cơ thể người và giữ lại nguồn tài lộc.
Điều đầu tiên mà bạn cần quan tâm để có một căn bếp hợp phong thủy chính là hướng của nhà bếp. Hướng bếp thường được xác định bằng cách dựa vào hướng lưng của người dùng. Nghĩa là, người đứng nấu quay lưng về hướng nào thì đó là hướng của bếp.
Hướng tốt nhất để đặt bếp đó là phía Đông hoặc Đông Nam. Bản chất bếp là mệnh Hoả và với thiết kế bếp hiện đại ngày nay thì có thêm bồn rửa thuộc hành Thuỷ. Đông và Đông Nam là mà hai hướng thuộc hành Mộc. Theo quy tắc phong thuỷ thì Mộc sinh Hoả, Thuỷ sinh Mộc, vì vậy ba hành này có thể tương trợ, bổ sung cho nhau. Bên cạnh đó, việc đặt bếp ở hướng nào cũng còn tùy thuộc vào hướng của cửa nhà. Bếp ngược hướng sẽ khiến hao tài, mất lộc và gây gổ trong gia đình.
Trong phong thuỷ phòng bếp, người ta kiêng kỵ đặt bếp ở hướng Nam. Vì hướng Nam là thuộc hành Hoả, mà lửa thêm vào lửa sẽ gây hoả hoạn, làm hao hụt tiền tài. Tuy nhiên, một số người sẽ dựa trên cung mệnh của gia chủ để có hướng đặt phù hợp cho phòng bếp.
Căn cứ theo ngũ hành thì gia chủ mệnh Kim nên đặt tủ bếp ở hướng Tây, gia chủ mệnh Thổ nên đặt bếp ở hướng Tây bắc hoặc Đông nam, gia chủ mệnh Mộc nên đặt bếp hướng Nam, Đông, Đông Nam, gia chủ mệnh Thủy có thể đặt bếp nấu ở hướng Bắc, Tây Bắc và cuối cùng, gia chủ mệnh Hỏa có thể đặt bếp ở hướng Đông Bắc hoặc Tây nam.
Căn cứ theo tuổi của gia chủ thì hướng bếp, hay chính xác hơn là hướng của tủ bếp sẽ được xác định nằm ở các mệnh như: Gia chủ có tuổi thuộc Đông tứ mệnh nên đặt bếp ở hướng Bắc, Đông Nam, Đông và hướng Nam. Gia chủ có tuổi thuộc Tây tứ mệnh thì nên đặt bếp pử các hướng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây hoặc Tây Nam.
Vị trí của bếp cũng thường nằm ở gần cuối của căn nhà, bởi bếp đặt giữa nhà hay dưới xà ngang sẽ gây nên sự bất an, hao tài tốn của cũng như lưu thông những nguồn năng lượng xấu cho các không gian khác.
Luồng khí vận chuyển trong bếp rất quan trọng đối với phong thuỷ phòng bếp. Do vậy, các kiến trúc sư luôn khuyến khích thiết kế phòng bếp thông thoáng. Một không gian thoáng đãng, tràn ngập ánh nắng sẽ tạo nên cảm giác ấm áp, xoa tan âm khí. Điều đó rất tốt cho sức khoẻ và mặt phong thuỷ.
Phòng bếp cần phải đặt ở vị trí đảm bảo ánh sáng hài hòa, phải có cửa thông gió, tránh bị quá tối tăm, ẩm thấp. Bếp không nên bị nhìn trực diện từ cửa phòng khách, bên ngoài cổng hay đối diện nhà vệ sinh. Đồng thời, vị trí của bếp còn phải tránh gió và tránh những nơi bị đường đi. Nếu gian bếp lộ ra ngoài thì sẽ bất lợi về mặt tài lộc cho gia chủ. Nếu căn nhà của bạn đang có thiết kế phòng bếp như vậy thì có thể khắc phục bằng cách sử dụng vách ngăn phòng hay quầy bar để phân chia ranh giới của bếp và phòng khách.
Toàn bộ không gian phòng bếp phải đảm bảo nằm ở nơi sạch sẽ, cao ráo và không bị nước hay dột. Ngày nay, thiết kế của phòng bếp và phòng ăn thường nằm ở chung một không gian. Vì thế, việc thiết kế phong thuỷ phòng bếp hợp lý sẽ giúp kéo các thành viên lại gần nhau hơn. Ngược lại, những căn bếp thiếu sinh khí hay nhiều năng lượng tiêu cực sẽ khiến cho mối quan hệ trong gia đình xung đột, bất hòa. Cuối cùng, hãy luôn làm sạch phòng bếp của bạn để nguồn năng lượng tốt luôn được lưu thông.
Bình luận trên Facebook